CHỦ ĐỀ CHUNG 1. CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.
- Mô tả được các cuộc đại phát kiến địa lí: C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1942 – 1502), cuộc thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất (1519 – 1522).
- Phân tích được những tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
+ Đọc và chỉ ra được hành trình của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ.
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong các bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tinh thần dũng cảm, yêu thích khám phá cái mới, tinh thần đoàn kết các dân tộc; đồng thời giúp HS hiểu giá trị của lao động, căm ghét bóc lột, áp bức.
- Biết quý trọng những di sản văn hóa các dân tộc trên thế giới,...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Lược đồ hành trình các cuộc đại phát kiến địa lí treo tường hoặc file trình chiếu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Các hình ảnh về Trái Đất
- Tập bản đồ Lịch sử và Địa Lí 7 – Phần Lịch Sử.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
- Tranh, ảnh, tư liệu (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b. Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:
- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi:
? Em hãy kể tên 6 châu lục trên Trái Đất.
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút trả lời.
- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV:
+ Gọi một vài HS lên trình bày.
+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).
- HS:
+ Trả lời câu hỏi của GV.
+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.
Trong tiến trình lịch sử, từ rất sớm, để phát triển kinh tế, con người luôn có nhu cầu kết nối và giao lưu rộng mở giữa các châu lục với nhau. Từ nửa cuối thế kỉ XV, các nhà thám hiểm phương Tây đã tìm ra những vùng đất mới. Hãy chia sẻ những điều em biết về một số cuộc phát kiến địa lí lớn và tác động của nó đối với tiến trình lịch sử.
- HS: Lắng nghe, vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc đại phát kiến địa lý
a. Mục tiêu:
- Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.
b. Nội dung:
- Quan sát lược đồ 1.1; hình 1.1, hình 1.2, hình 1.3, hình 1.4 và đọc thông tin mục 1, tìm hiểu về nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1.1, các hình từ 1.1 đến 1.4, hãy:
- Nhiệm vụ 1: Giải thích nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí
+ Cho 1 - 2 HS trả lời trước lớp, HS khác bổ sung. GV chốt lại ý.
+ GV giải thích thêm cho HS về việc các con đường giao thương qua Hồng Hải, giữa Ấn Độ và châu Âu bị người Ả Rập khống chế; qua Hắc Hải và vịnh Ba Tư bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lĩnh; một con đường thương mại khác đến Trung Quốc bằng cách dùng lạc đà chở tơ lụa và các sản phẩm hương liệu, gia vị, trám hương,... cùa Trung Quốc xuyên qua sa mạc, những hẻm núi của Tây Á đến châu Âu (con đường tơ lụa) cũng bị thương nhân Áp-ga-ni-xtan chiếm giữ. Trước tình hình đó, thương nhân châu Âu phải mua lại hàng hoá của thương nhân Ả Rập với giá đắt hơn từ 8 đến 10 lần. Vì thế, việc tìm ra một con đường mới sang phương Đông là một nhu cầu cấp bách của thương nhân châu Âu.
- Nhiệm vụ 2: GV cho HS đọc thông tin, thào luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Phân tích điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí.
+ Đây cũng là yêu cầu khó, GV hướng dẫn HS thực hiện theo các ý sau:
• Nắm chắc những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí, mỗi quan hệ giữa các yếu tổ tác động đó.
• Phải có quan điểm lịch sử đúng đắn, khoa học.
• Khi phân tích phải tìm ra các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc, lôgic. Phân tích thường đi liến với chứng minh để có tính thuyết phục cao.
+ Sau khi thào luận xong, GV cho đại diện cặp đôi lên trà lời, HS khác có thể bổ sung.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm cặp đôi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày kết quả
- GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
- HS: Lắng nghe, ghi bài |
1. Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc đại phát kiến địa lí
- Nguyên nhân:
+ Từ giữa thế kỉ XV, do sự phát triển của nến sản xuất ở các nước Tầy Âu nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc và mở rộng thị trường ngày một tăng.
+ Thời kì đó, các con đường buôn bán truyến thống từ châu Âu sang phương Đông qua Địa Trung Hài bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm, hàng hoá của thương nhân bị cướp đoạt một cách vô lí. Nhu cầu tìm kiếm một con dường khác để sang phương Đông được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.
- Điều kiện:
+ Từ quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đầt và hiểu biết về các đại dương, người châu Âu dã vẽ được bản đồ, hải đố có ghi các vùng đất, hòn dào, bến cảng,...
+ Các nhà hàng hài cũng bắt đầu nghiên cứu các dòng hài lưu, hướng gió,... Cuối thế kỉ XV, la bàn nam châm được sừ dụng một cách phổ biến đê’ đi trên sông, biển khi không có Mặt Trời hay trăng, sao.
+ Đặc biệt, kĩ thuật đóng tàu lúc đó có những bước tiến mới, đóng được những con tàu dài có bánh lái và hệ thống buồm lớn để vượt đại dương (như tàu Ca-ra-ven).
+ Sự bảo trợ của một số nhà nước phong kiến ở châu Âu cũng tạo điếu kiện thuận lợi cho các cuộc phát kiến địa lí. |
Hoạt động 2: Một số cuộc đại phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
a. Mục tiêu:
- Mô tả được các cuộc đại phát kiến địa lí: C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1942 – 1502), cuộc thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất (1519 – 1522).
b. Nội dung:
- Quan sát lược đồ 1.2, lược đồ 1.3; hình 1.5, hình 1.6 và đọc thông tin mục 2, tìm hiểu về một số cuộc đại phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV dẫn dắt: Với vị trí địa lí thuận lợi, Bó Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá những vùng đẩt mới. Các cuộc phát kiến của cỏ-lôm-bô và Ma-gien-lăng đều được xuất phát từ đất nước Tây Ban Nha.
- Nhiệm vụ 1: GV cho HS quan sát lược đồ 1.2, lược đồ 1.3; hình 1.5, hình 1.6 (tr. 157, 158 SGK), đọc thông tin trong mục 2: Mô tả hành trình các cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng.
+ HS có thể mô tả hành trình cùa hai cuộc phát kiến theo cách riêng của mình, có thể là vạch một con đường sau đó đánh dấu mốc địa danh mà đoàn thuỷ thủ của C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng đi qua.
+ GV có thể cung cấp thêm thông tin mở rộng ở phần “Em có biết”.
+ GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS, sau đó chổt lại ý.
- Nhiệm vụ 2: GV cho HS thào luận cặp đôi, sau đó trình bày trước lớp: Nêu ý nghĩa của hai cuộc dại phát kiến địa lí.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm cặp đôi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày kết quả
- GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
- HS: Lắng nghe, ghi bài |
2. Một số cuộc đại phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
- C. Cô-lôm-bô và cuộc thám hiềm tìm ra châu Mỹ (1492 – 1502).
- Cuộc thám hiếm vòng quanh Trái Đất của Ph. Ma-gien-lăng (1519 - 1522).
- Ý nghĩa cùa hai cuộc đại phát kiến địa lí:
+ Hành trình của Cô-lôm-bô đã giúp ông và đoàn thuỷ thủ phát hiện ra vùng đất “Đông Ấn Độ”, nhưng thực chất là vùng đất mới - châu Mỹ. Ông được coi là người phát hiện ra châu lục này.
+ Hành trình của Ma-gien-lăng và các thủy thủ đã chứng minh một cách thuyết phục nhất Trái Đất có dạng hình cầu.
|
Hoạt động 3: Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lý
a. Mục tiêu:
- Phân tích được những tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.
b. Nội dung:
- Quan sát sơ đồ 1, hình 1.7, hình 1.8 và đọc thông tin mục 3, tìm hiểu về tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK, quan sát sơ đồ 1, hình 1.7, hình 1.8, thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu sau: Phân tích những tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.
- HS phân tích theo hướng dẫn ở trên, sau đỏ GV có thể gọi đại diện mỗi nhóm HS trình bày và phân tích một tác động.
- Trong quá trình HS phân tích, GV có thể mở rộng thêm kiến thức hoặc kể những những cầu chuyện cho HS nghe.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm cặp đôi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày kết quả
- GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
- HS: Lắng nghe, ghi bài |
3. Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí
- Về kinh tế, góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp. Nhờ vậy, tầng lớp thương nhân và chủ xưởng sản xuất,... ở Tây Âu trở nên giàu có.
- Đem lại cho loài người hiểu biết vé những con đường mới, vùng đất mới,... Từ đó, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được tăng cường và mở rộng. Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người lao động (nhất là nông dân) ngày càng bị bán cùng hoá.
- Các cuộc phát kiến địa lí cũng đã dân đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Câu 1: Hãy lập bảng theo mẫu dưới đây để tóm tắt những nội dung cơ bản về hai cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô và Ph.Ma-gien-lăng
Nhà hàng hải |
Thời gian |
Kết quả |
Ý nghĩa |
C.Cô-lôm-bô |
? |
? |
? |
Ph. Ma-gien-lăng |
? |
? |
? |
Câu 2: Theo em, tác động nào của các cuộc đại phát kiến địa lí là quan trọng nhất? Vì sao?
à Trong các tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí, HS lựa chọn và chi ra một tác động mà theo HS là quan trọng nhất. Điếu quan trọng, HS lí giải dược tại sao các em lựa chọn điều đó.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.
- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn
c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
d. Tổ chức hoạt động: HS thực hiện ở nhà
Bước 1.
- GV đưa ra nhiệm vụ:
Câu 3: So với thế kỉ XV - XVI, ngày nay con người có thể đi vòng quanh Trái Đất bằng những con đường và phương tiện nào? Vì sao?
Câu 4: Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lăng để giới thiệu với thầy cô và bạn cùng lớp.
à Câu 3. So với thế kỉ XV – XVI, ngày nay chúng ta có thể đi vòng quanh Trái Đất bằng đường hàng không sẽ nhanh và thuận tiện hơn.
à Câu 4. GV hướng dẫn HS cách sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet về C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lăng, sau đó đánh giá công lao của họ đỗi với sự khám phá ra các vùng đất mới, con đường mới trong tiến trình lịch sử, thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển,...
Bước 2.
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.
Bước 3.
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày
Nhận xét và xác nhận của TTCM:
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................