TUẦN – TIẾT
CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
Bài 1:
LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Kiến thức:
- Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử
- Hiểu được Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Giải thích được vì sao cần học lịch sử
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng:
+ Tìm hiểu lịch sử: Thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
+ Vận dụng: Biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, trung thực, nhân ái…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên.
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính (nếu có)
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
GV: Giao nhiệm vụ cho HS
HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm:
- HS nêu được tên các nhân vật và sự kiện GV yêu cầu
+ Tranh 1: Hai Bà Trưng
+ Tranh 2: Thánh Gióng
+ Tranh 3: Sự tích Hồ Hoàn Kiếm
+ Tranh 4: Câu chuyện Bóp nát quả cam
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh về những sự kiện và hỏi: Em hãy nhìn hình đoán tên nhân vật hoặc sự kiện lịch sử trong các bức tranh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
HS: Báo cáo câu trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trra lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Lịch sử là gì?
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn Lịch sử.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy – học |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi theo cấu trúc 4W
(What-Where-When-Who)
+ What - Cái gì: Đây là hình ảnh nói về sự kiện nào?
+ Where - Ở đâu: Sự kiện lịch sử này diễn ra ở đâu?
+ When – Khi nào: Diễn ra vào năm nào?
+ Who – Ai đã: Ai đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đó?
? Vậy Lịch sử và môn lịch sử là gì?
? Theo em việc biên soạn các tác phẩm lịch sử có tác dụng gì
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
+ What - Cái gì: Đây là hình ảnh nói về sự kiện nào? - Chiến thắng Bạch Đằng
+ Where - Ở đâu : Sự kiện lịch sử này diễn ra ở đâu?- Trên sông Bạch Đằng
+ When – Khi nào: Diễn ra vào năm nào?- Năm 938
+ Who – Ai đã: Ai đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đó? - Ngô Quyền
? Vậy Lịch sử và môn lịch sử là gì?
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sự còn được hiểu là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- Môn lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người suất hiện trên trái đất cho đến ngày nay
? Theo em việc biên soạn các tác phẩm lịch sử có tác dụng gì?
Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Lịch sử là gì?
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- Môn lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người suất hiện trên trái đất cho đến ngày nay.
|
Hoạt động 2. Vì sao phải học lịch sử
a. Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
b. Nội dung:
- HS, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy – học |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Theo các con, vì sao phải học lịch sử? (Kỹ thuật khăn trải bàn)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
? Vì sao phải học lịch sử?
- Tìm hiểu quá khứ cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ, … và rộng hơn là của dân tộc, nhân loại.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
GV:
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập. |
2. Vì sao phải học lịch sử
- Tìm hiểu quá khứ cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ, … và rộng hơn là của dân tộc, nhân loại.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên mời HS tham gia trò chơi “Đào vàng” và phổ biến luật chơi cho HS: Có 4 thỏi vàng có giá trị khác nhau tương ứng với độ khó dễ của 4 câu hỏi trắc nghiệm. HS muốn lấy được vàng phải vượt qua các câu hỏi trắc nghiệm của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của GV
- GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi
Câu 1: Lịch sử được hiểu là:
- Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ
- Những truyện cổ tích được truyền miệng
- Những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
- Sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình
Câu 2: Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử?
- Tất cả sinh vật
- Phật Thích Ca
- Chúa Giê su
- Con người
Câu 3: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu học tập có nội dung gì?
- . Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người
- Là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay
- Là quá khứ
- Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người
Câu 4: Câu nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai?
- Trường Chinh
- Phạm Văn Đồng
- Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
Dự kiến sản phẩm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
D |
A |
C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Tìm đọc những mẩu truyện về 1 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Việt Nam mà em yêu thích
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
Nhận xét và xác nhận của TTCM:
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................