Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về việc đình chiến ở Đông Dương đã được ký kết. Sau nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội đã được ký kết vào ngày 30/9/1954 và 02/10/1954. Ngay sau đó, Chính Phủ đã chỉ đạo các đội công an, trật tự cảnh vệ và hành chính tiến vào thủ đô Hà Nội để chuẩn bị cho việc tiếp quản thành phố. Theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, thiếu tướng Vương Thừa Vũ đã thành lập Ủy ban quân chính của thành phố Hà Nội, do tư lệnh sư đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch và Phó Chủ tịch là bác sĩ Trần Duy Hưng.
Nguồn ảnh: Báo lao động
Với chiến lược tiến công được hoạch định rõ ràng, sự đồng lòng của quân và dân đã mở ra giúp chúng ta tiến những bước cuối cùng trên hành trình giải phóng Hà Nội. Vào thời điểm ấy, hàng triệu người dân thủ đô hân hoan, đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Quân và dân đã trải qua những tháng ngày khốc liệt sau Cách mạng tháng Tám để bảo vệ chính truyền cách mạng non trẻ. Sau bao khó khăn, vất vả, hiểm nguy cuối cùng họ cũng đổi lấy được trái ngọt ngày hôm nay. Có lẽ đó cũng là nhờ tới lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 thấm đậm sự quyết tâm và tinh thần khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng.
Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Nguồn ảnh: Báo lao động
Chính bởi vậy, ngày 10/10/1954 – ngày Thủ đô sạch bóng quân thù cũng chính là ngày ghi dấu son trong lịch sử xây dựng và phát triển thủ đô nói riêng và đất nước nói chung. Đó chính là một bước ngoặt mang ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kì thái bình thịnh trị, tu dưỡng trí lực để phát triển đất nước. Đâu đó, chúng ta lại bồi hồi nhớ lại mà thấm thía hơn những vần thơ của Trần Quang Khải trong khúc ca khải hoàn của mình:
Thái bình tu trí lực/ Vạn cổ thử giang san…