TUẦN 11,12 – TIẾT 20,21
Bài 11:
CÁC QUỐC GIA SƠ KÌ Ở ĐÔNG NAM Á (Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH:
Sau bài học này, giúp HS:
1. Kiến thức
- Trình bày được sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
- Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng:
+ Tìm hiểu lịch sử: Khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời cổ với các nước Đông Nam Á hiện tại.
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được vị trí địa lý của khu vực. Miêu tả được sự xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á.
+ Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ với tình hình hiện tại.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, học hỏi để hòa nhập.
- Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa chung của khu vực ĐNÁ.
- Giáo dục tinh thần chung thống nhất của khu vực và hướng tới cộng đồng chung ASEAN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Lược đồ các quốc gia sơ kì Đông Nam Á.
2.
Học sinh
- SGK.
- Tranh, ảnh và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Nhìn vào hình lá cờ, trang phục, truyền thống đoán tên quốc gia
c. Sản phẩm học tập: Tên các quốc gia Đông Nam Á
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Chiếu hình ảnh các quốc gia ĐNÁ ngày nay và đặt câu hỏi: Nhìn vào hình lá cờ, trang phục, truyền thống đoán tên quốc gia
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, chỉ lược đồ và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, chỉ lược đồ trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện hs lên trình bày,
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi, chỉ tên các nước trên lược đồ.
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á hình thành ra sao? Quốc gia nào hình thành sớm nhất? Đó là những nội dung sẽ được đề cập đến trong bài học: “Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á”.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước
a. Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ. HS nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình của Đông Nam Á.
b. Nội dung: GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 12.1 (tr.63), kết hợp khai thác thông tin trong SGK để khai thác
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động dạy – học |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cẩu HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1,2: Kể tên các quốc gia Đông Nam Á hiện nay. (Lục địa và hải đảo)
+ Nhóm 3, 4: Xác định vị trí địa lý của Đông Nam Á
? Theo em, với vị trí nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á có những loại cây trồng và gia vị nào? (Lúa nước, Gừng, Quế, Tiêu, Chuối, Mít)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
HS:
- Quan sát ngữ liệu trong SGK.
- Làm việc nhóm, suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
GV có thể mở rộng kiến thức Đông Nam Á nằm ở "ngã tư đường" giữa châu Á và châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Ma-lắc-ca chính là "yết hầu" của giao lộ này, địa vị chiến lược trọng yếu vô cùng. |
1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước
- Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á, cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn, thuận lợi trồng cây lúa nước.
|
Hoạt động 2: Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
a. Mục tiêu: HS rút ra được quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
b. Nội dung: GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động dạy – học |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm: Khăn phủ bàn – 7 phút.
? Đọc thông tin trang 51, em hãy cho biết cơ sở hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?
? Đọc thông tin kết hợp chỉ trên lược đồ H1 (T52) một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?
? Đọc tư liệu và quan sát hình 2, 3 để trả lời câu hỏi: Tư liệu và hình ảnh chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc sgk và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ nếu HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ.
- GV mở rộng: Các vương quốc được hình thành ở cả Đông Nam Á, nhưng nhiều nhất là ở lục địa vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sông lớn tạo điều kiện cho người dân tụ họp thành các làng xã.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập. |
2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
- Khoảng thế kỷ VII TCN đến VII, xuất hiện 1 số quốc gia sơ kì như: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm pa, Phù Nam (Việt Nam), và một số nước như Thái Lan, In–đô-nê-xi-a.
- Thương nghiệp phát triển. Xuất hiện một số thành thị sầm uất như Óc eo (Việt Nam), Ta-cô-la (bán đảo Mã Lai, thuộc Thái Lan
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc
cá nhân để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học
d. Tổ chức thực hiện:
GV mời HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào? - Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
Câu 2: Đoạn tư liệu trong SGK trang 52 chứng tỏ điều gì về tình hình kinh tế của các quốc gia sơ kì trong khu vực? - Đã có sự giao lưu buôn bán với nhiều nước khác
Câu 3: theo em nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì? - Thương mại đường biển thông qua các hải cảng
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu: Em hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, trình bày với giáo viên vào tiết học sau.
Nhận xét và xác nhận của TTCM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................