CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
BÀI 5: CÔNG XÃ PA- RI 1871
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri; những nét chính về cuộc diễn biến ngày 18 – 03 – 1871 và sự ra đời của công xã Pa- ri
- Ý nghĩa lịch sử của Công xã.
2. Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
+ Năng lực Lịch sử: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, chăm học, tinh thần tự học.
- HS có lòng tin tưởng vào năng lực, quản lí của nhà nước giai cấp vô sản, hình thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng thông qua những tấm gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ công xã Pa- ri.
- Lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.
- Bản đồ Pa- ri và vùng ngoại ô, nơi diễn ra công xã Pa- ri.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lịch sử.
- Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm Lịch sử học trong bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động:
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản một số hình ảnh về nước Pháp tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : Hình 1: Nhà thờ Đức Bà Pari, Hình 2: Tháp Eiffel
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV cho học sinh xem về một số hình ảnh của nước Pháp và yêu cầu trả lời : Đây là hình ảnh về công trình nào của nước Pháp?
Hình 1 Hình 2
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ:
HS suy nghĩa trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo sản phẩm:
HS trình bày hiểu biết của mình về các hình ảnh đó.
Bước 4: GV Nhận xét, đánh giá
GV nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới
Trong những năm cuối TK XIX giai cấp vô sản Pháp đã vùng dậy đấu tranh làm nên 1 kì tích trong lịch sử đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới: Đó là thành lập ra nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới- Công xã Pa- ri. Hoàn cảnh nào => Sự ra đời của công xã Pa- ri., quá trình đấu tranh => sự thành lập công xã, những việc làm của công xã khẳng định Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri như thế nào.......chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của Công xã
a. Mục tiêu: Biết về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động trao đổi, thuyết trình, phân tích, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc nhóm .
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* HS đọc Sgk- 35 - 36, trả lời các câu hỏi:
? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của công xã Paris?
? So sánh thái độ của nhân dân Pa-ri với chính quyền tư sản khi “Tổ quốc lâm nguy”?
? Tại sao “chính phủ vệ quốc” của tư sản lại đầu hàng quân Phổ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Chốt kiến thức cho HS.
GV bổ sung
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Tư bản Pháp khi ấy như lửa cháy hai bên, bên thì Đức bắt chịu đầu hàng, bên thì cách mạng nổi trước mắt. Tư bản Pháp thề chịu nhục với Đức chứ không chịu hoà với cách mạng” → Chứng tỏ: tư sản Pháp sợ nhân dân hơn sợ quân Đức xâm lược nên đã đầu hàng Đức để rảnh tay đối phó với nhân dân. |
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Năm 1870, chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ => Pháp thất bại
- Ngày 4 – 9 – 1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III
à Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập
- Quân Phổ tràn vào nước Pháp.
+ Chính phủ tư sản vội vã đình chiến.
+ Nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc . |
Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa 18/ 3 /1871. Sự thành lập Công xã.
a. Mục tiêu: Biết những nét chính về cuộc diễn biến ngày 18 – 03 – 1871 và sự ra đời của công xã Pa- ri
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động trao đổi, thuyết trình, phân tích, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm việc nhóm .
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK trang 36 và trả lời câu hỏi:
-? Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa 18/ 3/ 1871?
? Dùng lược đồ công xã Pa- ri để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 18-3-1871
? Cuộc cách mạng này mang tính chất gì ? Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Chốt kiến thức cho HS
GV bổ sung
- Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền tư sản bị lật đổ, một trong những thủ đô lớn nhất .
+ Ủy ban trung ương quốc dân trở thành chính phủ vô sản lâm thời.
+ Trong cuộc cách mạng vô sản này giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng là lực lượng quyết định đến thắng lợi của cách mạng.
Rõ ràng Chi-e là người châm ngòi lửa cuộc nội chiến giữa tư sản và vô sản. Nhưng ủy ban trung ương quốc dân quân đã không tận dụng thắng lợi ngày 18/3. Đáng lẽ phải lập tức tiến quân → Véc- xai đập tan sào huyệt của bọn phản động, khi chúng đang hoang mang cực điểm thì lại tỏ ra ngần ngại, vội vã chuyển chính quyền cho một cơ quan dân cử ( tức Hội đồng công xã - gọi tắt là công xã ).
Đây là những hạn chế của ủy ban trung ương quốc dân quân (làm cách mạng chưa triệt để).
- Sau khi khởi nghĩa thắng lợi nhân dân Pa- ri đã có những việc làm:
+ Bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
+ Nhân dân ăn mặc như ngày hội nô nức đi bỏ phiếu – họ thực hiện quyền công dân.
+ 86 đại biểu đã trúng cử hầu hết là công nhân và tri thức tiến bộ đại diện cho nhân dân lao động thủ đô.
“Ngày 28/3/1871, tại Quảng trường Toà thị chính giữa một biển người bao la, Công xã long trọng tuyên bố, ra mắt quốc dân trong tiếng hô vang dậy “Công xã muôn năm”. Tiếng đại bác chào mừng rung chuyển đất trời. Đoàn quân nhạc cử bài Quốc ca (bài Mác-xây-e) hùng tráng, tiếng hát vang như sấm dậy. Từ 1790 đến nay chưa bao giờ Pa-ri lại phấn khởi và xúc động đến thế. Tim mọi người ngừng đập, nước mắt trào lên mi”.
→ Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản đưa đến thành lập Hội đồng Công xã.
Các- Mác đánh giá sự ra đời của công xã Pa- ri “Công xã là điềm báo trước vẻ vang của xã hội mới, là kì công của những người dám tấn công trời ”. |
2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18/03/1871. Sự thành lập công xã:
- Mâu thuẫn giữa chính phủ Vệ quốc với nhân dân Pa-ri ngày càng tăng.
- Ngày 18/03/1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác nhưng thất bại.
- Cuộc chiến kết thúc khi nhân dân làm chủ Pa-ri.
- Ngày 26/03/1871, nhân dân Pa-ri bầu cử Hội đồng Công xã. |
Hoạt động 3:
II. Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa- ri (Hướng dẫn đọc thêm)
III.Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari
1.Nội chiến ở Pháp (Hướng dẫn đọc thêm)
2. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari
a. Mục tiêu: Biết về ý nghĩa lịch sử của Công xã.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Trình bày ý nghĩa và tính chất của công xã Pari?
? Qua nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hãy rút ra bài học của Công xã?
“Pa-ri công xã vì tổ chức không khéo và vì không liên lạc với dân cày, đến nổi thất bại… Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công. Muốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hi sinh”.
(Hồ Chí Minh)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS trình bày câu trả lời.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Chốt kiến thức cho HS.
|
2. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari
a. Ý nghĩa lịch sử
+ Công xã Pa-ri đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
+ Cổ vũ cho nhân dân lao động thế giới đấu tranh.
Tính chất: là cuộc cách mạng vô sản
b. Bài học kinh nghiệm
- Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
- Thực hiện liên minh công - nông.
- Kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức hoàn cảnh ra đời của Công xã và ý nghĩa lịch sử sự thành lập Công xã.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm :Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức trò chơi: Bóng bay” và phổ biến luật chơi cho HS
Câu 1. Lực lượng chủ yếu nổi dậy ngày 4/9/1870 là gì?
- Công nhân và tiểu tư sản
- Nông dân
- Công nhân
- Công nhân và nông dân
Câu 2. Chính sách nào của Công xã đã bước đầu giao tư liệu sản xuất cho người lao động?
A. Hoãn trả lại tiền thuê nhà.
B. Quy định tiền lương tối thiểu.
C. Giáo dục bắt buộc.
D. Công nhân quản lí xí nghiệp chủ bỏ trốn.
Câu 3. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18/03/1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
A. Cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. Đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
C. Cuộc cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản
D. Thành lập được nhà nước của giai cấp vô sản.
Câu 4. Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?
A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
C. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.
D. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
Câu 5. Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì?
A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo.
B. Phải liên minh công nông.
C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ.
D. Phải lôi kéo được đông đảo quần chúng ủng hộ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Chốt kiến thức cho HS.
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
A |
D |
C |
D |
A |
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi vào phiếu học tập
c. Sản phẩm: Bài làm phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhận xét và xác nhận của TTCM:
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................