Bài 3
THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Kiến thức:
- Nêu được một số khái niệm về thời gian trong việc học lịch sử (thế kỉ, thập kỉ, thiên niên kỉ, trước công nguyên, sau công nguyên, công nguyên…); Cách tính thời gian trong lịch sử.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng:
+ Biết vận dụng cách tính thời gian trong học tập lịch sử. Vẽ được biểu đồ thời gian, tính được các mốc thời gian.
+ Hiểu được vì sao phải tính thời gian trong lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong tìm hiểu, học tập lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
2. Học sinh
- SGK
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV hỏi HS:
? Em hãy cho biết hôm nay là thứ mấy, ngày, tháng, năm nào? Vì sao em biết điều này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
GV: Yêu cầu HS lên trả lời câu hỏi.
HS:Trả lời câu hỏi của GV và theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy – học |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi:
? Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
? Người xưa sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở nào?
? Em liệt kê 1 số câu ca dao, tục ngữ của người xưa dùng để tính thời gian?
? Tại sao tháng 2 lại có 28 hoặc 29 ngày?
? Làm bài tập: Viết các thông tin về thứ, ngày tháng, năm theo âm lịch và dương lịch dựa vào tờ lịch dưới đây:
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.
? Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
? Người xưa sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở nào?
Người xưa sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở quan sát và tính toán quy luật di truyền của mặt trăng mặt trời nhìn từ trái đất
- Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- GV cho HS xem một đoạn video về Lịch và tác dụng của lịch.
? Em liệt kê 1 số câu ca dao, tục ngữ của người xưa dùng để tính thời gian
Mồng một lưỡi trai,
Mồng hai lá lúa.
Mồng ba câu liêm,
Mồng bốn lưỡi liềm.
Mồng năm liềm giật,
Mồng sáu thật trăng.
Mười rằm trăng náu...
? Tại sao tháng 2 lại có 28 hoặc 29 ngày?
- GV cho HS xem một đoạn video giải thích nguyên nhân vì sao tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
- Người xưa đã tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau. |
Hoạt động 2. Các cách tính thời gian trong lịch sử
a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
b) Nội dung: HS trả lờ câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy – học |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử ?
? Làm bài tập: Tính thời gian các cuộc khởi nghĩa phía dưới cách ngày nay (2022) bao nhiêu năm ?
? Ở Việt Nam sử dụng những loại lịch nào?
Tại sao lại như vậy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em trả lời câu hỏi (nếu cần).
? Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử ?
Công lịch lấy năm một là năm tương truyền chúa Giêsu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên
? Tính thời gian các cuộc khởi nghĩa phía dưới cách ngày nay (2022) bao nhiêu năm ?
- KN Hai Bà Trưng: 1982 năm
- KN Bà Triệu: 1774 năm
- KN Lý Bí: 1480 năm
- Chiến thắng Bạch Đằng: 1084 năm
? Ở Việt Nam sử dụng những loại lịch nào?
Tại sao lại như vậy?
Tờ lịch của Việt Nam sử dụng cả âm lịch và dương lịch. Vì cần có thời gian thống nhất trên toàn thế giới và giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
GV:
- Yêu cầu HS trả lời
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập. |
2. Các cách tính thời gian trong lịch sử
- Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kỳ chuyển động của mặt trăng quanh trái đất
- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kỳ chuyển động của trái đất quanh mặt trời
- Công lịch là loại lịch mà các dân tộc đều thống nhất sử dụng
- Cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỷ (100 năm) và thiên niên (1000) tính từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên mời HS tham gia trò chơi “Đi tìm Đoraemon” và phổ biến luật chơi cho HS: Các em hãy giuso Đoraemon đi tìm cánh cửa thần bằng cách trả lời những câu hỏi của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của câu hỏi và trả lời
- GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi
Câu 1: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của:
A. Âm lịch
B. Dương lịch
Câu 2: Năm đầu tiên của công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử nào
- Chúa Giêsu
- Đức Phật Thích Ca
Câu 3: Trước công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?
A. Trước năm 1 công lịch
B. Sau năm 1 công lịch
Câu 4: Một thế kỷ bao nhiêu năm?
A. 10 năm
B. 100 năm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
Dự kiến sản phẩm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
A |
A |
B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Lập 1 bản kế hoạch học tập, sinh hoạt cho bản thân trong 1 ngày (sáng, trưa, tối) sao cho hiệu quả và khoa học nhất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
Nhận xét và xác nhận của TTCM:
.....................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................