BÀI 3 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
- Lập được bảng thống kê những thành tựu quan trọng của CMCN ở Anh và nêu được đặc điểm cơ bản nhất của CMCN.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế
+ Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ, lập bảng thống kê niên biểu về các sự kiện của CM.
+ Biết phân tích so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với thực tế cuộc sống
3. Thái độ
- Lên án sự áp bức bóc lột là bản chất của CNTB đã gây nên đời sống đau khổ cho nhân dân lao động toàn thế giới (TG)
- Đề cao khả năng lao động sáng tạo, nhân dân thực sự trở thành chủ nhân của những thành tựu to lớn về kỹ thuật sản xuất của nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV
- Thiết kế KHBD, slide bài giảng điện tử, bảng thông minh.
- Lược đồ nước Anh thế kỉ XVIII - XIX
, Tranh ảnh trong SGK phóng to.
2. HS: Sgk, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp khơi gợi tính tò mò của HS. Sau đó đưa học sinh vào tìm
b. Nội dung: Sản phẩm HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- HS xem hình ảnh:
Cách mạng Công nghiệp 4.0
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Nhìn vào những hình ảnh trên em liên tưởng đến điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4) là cuộc cách mạng tập trung vào công nghiệp kĩ thuật số, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ di động,... Vậy cuộc Cách mạng Công nghiệp lần đầu tiên diễn ra ở đâu và có đóng góp gì cho nhân loại, ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
Hoạt động 1: Cách mạng công nghiệp ở Anh
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
HS xem video, thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Thời gian |
Phát minh |
Hình ảnh |
1764 |
|
|
|
Ác- crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước |
|
1784 |
|
|
|
Ét- mơn Các-rai phát minh ra máy dệt |
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV bổ sung
Những phát minh quan trọng trong ngành dệt
Thời gian |
Phát minh |
Hình ảnh |
1764 |
Giêm Ha-ri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni |
|
1769 |
Ác- crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước |
|
1784 |
Giêm-oát phát minh ra máy dệt chạy bằng hơi nước |
|
1785 |
Ét- mơn Các-rai phát minh ra máy dệt |
|
Ý nghĩa của máy hơi nước
- Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
- Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu.
- Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu
- Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới. |
I. Cách mạng công nghiệp
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
- Thời gian
Diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ XVIII.
- Thành tựu :
+ Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành dệt .
+ Đầu thế kỷ XIX máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải : Tàu thủy, xe lửa, đường sắt.
- Kết quả :
Anh trở thành nước công nghiệp mạnh nhất thế giới . |
Hoạt động 2: Cách mạng công nghiệp ở Pháp và Đức (hướng dẫn tự học).
a. Mục tiêu: Từ sau khi cuộc cách mạng CN ở Anh diễn ra dần dần cuộc cách mạng CN lan sáng các nước Pháp, Đức và đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt xã hội
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức?
? Kết quả đạt được ? cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức?
? Vì sao cách mạng công nghiệp ở Pháp và Đức bắt đầu muộn mà lại phát triển với tốc độ nhanh như vậy ?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. |
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
- Ở Pháp : Diễn ra từ năm 1830 đến 1850 . Kinh tế phát triển, đứng thứ 2 thế giới.
- Ở Đức : Diễn ra những năm 40 của thế kỷ XIX. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. |
Hoạt động 3: Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp
a. Mục tiêu: Phân tích được Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV cho HS quan sát 2 lược đồ: nước Anh trước Cách mạng Công Nghiệp và sau Cách mạng Công Nghiệp
- GV y/c HS trả lời các câu hỏi sau:
? Em hãy cho biết cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho kinh tế, xã hội các nước tư bản thay đổi như thế nào
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.
- GV liên hệ thực tế: Việt Nam ngày nay rất ô nhiễm, nhiều tai nạn lao động. |
3. Hệ quả của CM công nghiệp
- Về kinh tế : Nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thànhphố mọc lên.
- Về xã hội : Hình thành hai giai cấp cơ bản : Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. |
Hoạt động 4: Sự xâm lược của các nước TB phương Tây đối với các nước Á – Phi
a. Mục tiêu: Phân tích được nguyên nhân, mục tiêu xâm lược của các nước phương Tây đối với các nước Á – Phi
- Nêu được kết qura của quá trình này.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV khái quát về các cuộc CMTS thế kỉ XIX, yêu cầu HS đọc nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.
|
2. Sự xâm lược của các nước TB phương Tây đối với các nước Á - Phi
a. Nguyên nhân:
- Do nhu cầu cần thị trường tiêu thụ.
- Cần nguyên nhiên liệu để sản xuất.
à Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
b.Mục tiêu xâm lược
- Các nước châu Á và Châu Phi vì giàu có tài nguyên và còn lạc hậu
c. Kết quả
- Các nước châu Á và châu Phi bị biến thành thuộc địa
à nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào các khu vực này . |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ khi nào?
A. Năm 1830
B. Những năm 40 của thế kỉ XIX
C. Những năm 60 của thế kỉ XVIII
D. Những năm 1850-1860
Câu 2: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào?
A. Luyện kim
B. Giao thông vận tải
C. Hoá chất
D. Dệt
Câu 3: “Công xưởng của thế giới” là tên gọi chỉ nước nào sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp?
A. Pháp
B. Mỹ
C. Đức
D. Anh
Câu 4: Khi bị thực dân phương Tây xâm lược, các nước châu Á đang trong bối cảnh:
A. Chế độ phong kiến nghèo nàn, lạc hậu
B. Đông dân, giàu tài nguyên
C. Vị trí địa lí quan trọng
D. Cả A, B, C đều đúng
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
D |
D |
D |
4. Hoạt động vận dụng: (BTVN)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung:
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d.Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Em hãy chọn một thành tựu của cách mạng em thấy đặc biệt nhất và viết 1 đoạn văn giới thiệu về thành tựu đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
Nhận xét và xác nhận của TTCM:
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................